Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành Tester

Để trở thành tester thì cần những kỹ năng gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ khi mới bước chân sang nghề thường thắc mắc, vậy thì trong bài viết này chúng ta sẽ tìm được câu trả lời nhé.

Những kỹ năng không thuộc về mặt kỹ thuật

Kỹ năng phân tích

1 tester tốt cần có kỹ năng phân tích sắc bén. Kỹ năng phân tích giúp bẻ nhỏ những vấn đề phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu vấn đề dễ dàng hơn và thiết kế test case

Kỹ năng giao tiếp

1 tester tốt cần có kỹ năng trình bày tốt. Bộ tài liệu test ( test cases/plans, test strategies, bug reports, etc.) đều được tạo bởi tester và các loại tài liệu này cần dễ đọc, dễ hiểu. Làm việc, xử lý các vấn đề về bugs và nhiều vấn đề khác với dev cần mềm dẻo, giao tiếp tốt

Khả năng quản lý và sắp xếp thời gian

Thời gian test có thể bị phụ thuộc vào thời gian bàn giao code. 1 tester cần có khả năng quản lý công việc hiệu quả, tối ưu việc sử dụng thời gian và kỹ năng tổ chức

Thái độ tích cực

Để trở thành 1 tester tốt bạn cần 1 thái độ tốt. Việc sẵn sàng học hỏi và đưa ra cải tiến, chi tiết tới từng đối tượng…là cần thiết. Trong ngành công nghệ, các công nghệ thay đổi nhanh chóng, 1 tester tốt luôn luôn cập nhật các kỹ năng về test cùng với sự thay đổi của công nghệ. Thái độ làm việc của chúng ta trực tiếp nói lên khả năng làm việc độc lập của chúng ta với những phần việc thuộc trách nhiệm

Có đam mê

Để thật sự giỏi trong 1 công việc nào đó, chúng ta cần có đam mê với công việc đó. Công việc tester cũng cần có đam mê như vậy. Nhưng để làm sao biết được bạn có đam mê với công việc tester không khi mà bạn chưa bao giờ test? Chúng ta làm thử và nếu bạn không hứng thú với công việc này, chúng ta nên làm việc mà mình thích hơn

Kỹ năng về mặt kỹ thuật

Kiến thức cơ bản về database/SQL: Hệ thống phần mềm có khối lượng dữ liệu lớn được lưu trữ bằng nhiều loại database khác nhau như Oracle, MySQL…Ở dưới tầng backend. Do đó, các câu lệnh truy vấn SQL đơn giản/phức tạp để kiểm tra dữ liệu được lưu trữ ở backend databases

Các câu lệnh Linux cơ bản

Hầu như các ứng dụng phần mềm như Web-Services, Databases, Application Servers đều được dựng trên các máy Linux. Vì vậy các tester cần có kiến thức cơ bản về câu lệnh điều khiển trên Linux.

Hiểu biết và có kinh nghiệm với công cụ quản lý test

Test Management Tool (Quản lý test/test case/test result..)là mặt rất quan trọng trong kiểm thử phần mềm. Nếu không có các kỹ thuật quản lý thì quy trình test dễ dàng fail. Ví dụ: tool testlink được dùng để quản lý tất cả các test case được viết bởi team test. Ngoài ra có rất nhiều công cụ khác được dùng cho việc quản lý test do đó có kiến thức và kinh nghiệm với các công cụ quản lý test là cần thiết vì chúng được dùng trong các công ty rất nhiều.
Hiểu biết và có kinh nghiệm với các công cụ quản lý bug, vòng đời bug là chìa khoá của kiểm thử phần mềm. Việc quản lý, theo dõi bug rất quan trọng vì toàn bộ team phát triển đều làm việc với nó như: cấp quản lý, đội devs, testers. 1 số công cụ dùng để quản lý lỗi như QC, jira, Bugzilla…

Hiểu biết và có kinh nghiệm với công cụ Automation test

Nếu định hướng làm automation thì sau 1 vài năm làm việc với công việc manual test, bạn cần phải hiểu sâu về kiến thức và làm việc với công cụ automation.
Lưu ý rằng chỉ hiểu biết về 1 công cụ automation test nào đó ko đủ để chúng ta pass phỏng vấn, cần phải có kinh nghiệm và thực hành nhiều về công cụ bạn chọn để đạt được mục đích.
Hiểu biết về bất kỳ ngôn ngữ nào như VBScript, javascript, c# đều hữu ích cho tester nếu đang tìm kiếm và dấn thân vào công việc automation test. 1 số công ty sử dụng cả shell/perl để viết script, có vô cùng nhiều yêu cầu cho tester thế nên tester phải có kiến thức tương ứng.

Nền tảng chuyên môn

Bằng cấp/chuyên môn của kiểm thử phần mềm là Computer Science.
Nếu bạn không có bằng cấp/chuyên môn, bạn cần học qua các chứng chỉ ISTQB và CSTE sẽ giúp bổ sung kiến thức về Software Development/ Test Life Cycle…Rất open với tất cả dân trái ngành đúng không

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *