Nếu bạn là một tester trái ngành hoặc xuất phát từ ngành công nghệ (CNTT, viễn thông, hệ thống thông tin) nhưng mới ra trường thì đây mới là những thứ mà bạn cần làm :
1. Chuẩn bị kiên thức cơ bản về kiểm thử phần mềm
- Khái niệm cơ bản về kiểm thử: Nắm rõ các khái niệm như kiểm thử thủ công (manual testing), vòng đời phát triển phần mềm (SDLC), các loại kiểm thử như kiểm thử chức năng (functional testing), kiểm thử phi chức năng (non-functional testing).
- Các mức độ kiểm thử: Unit Test (kiểm thử đơn vị), Integration Test (kiểm thử tích hợp), System Test (kiểm thử hệ thống), Acceptance Test (kiểm thử chấp nhận).
- Phương pháp kiểm thử: White-box, black-box, gray-box testing.
2. Kiến thức về các nền tảng/hệ điều hành test
- Đọc user story, đọc spec mô tả về api
- Kiến thức về khác nhau giữa mobile test và web app testing như thế nào
3. Kỹ năng viết test case cho web, mobile, api
- Viết test case: Cách viết các trường hợp kiểm thử (test case) cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
- Test report: Cách lập kế hoạch kiểm thử và báo cáo kết quả kiểm thử.
- Quản lý lỗi (bug tracking): Sử dụng các công cụ để theo dõi và quản lý lỗi (bug) như Jira, Bugzilla.
3. Biết hoặc sử dụng được các công cụ tester dùng hàng ngày
- Công cụ kiểm thử thủ công: Hiểu về cách sử dụng các công cụ như TestRail (quản lý test case), Jira (quản lý lỗi).
Hiểu về quy trình phát triển phần mềm và Agile/Scrum
- Quy trình phát triển phần mềm: Làm quen với các mô hình phát triển phần mềm như Waterfall, Agile, Scrum.
- Làm việc nhóm: Hiểu về vai trò của tester trong đội ngũ phát triển và cách làm việc với các bên liên quan (developers, BA, PM, khách hàng).
4.Tìm hiểu về domain đang hướng tới
- Tùy vào ngành nghề của phần mềm mà bạn kiểm thử (tài chính, thương mại điện tử, y tế, giáo dục, v.v.), bạn nên tìm hiểu các kiến thức liên quan đến lĩnh vực đó để hiểu rõ hơn yêu cầu và các tình huống kiểm thử đặc thù.
5. Học từ các hệ thống quốc tế
- Tham gia các khóa học trực tuyến về kiểm thử phần mềm, đọc tài liệu từ ISTQB (International Software Testing Qualifications Board), hoặc tham gia các cộng đồng tester để mày mò trao đổi kinh nghiệm.
Bằng cách trang bị những kiến thức, bạn mới có thể bước chân vào lĩnh vực tester dù là từ trái ngành hay chính quy CNTT. Sau khi có kiến thức rồi, đó sẽ là lúc các bạn bắt đầu hành trình rực rỡ của mình