Những câu hỏi ISTQB không thể bỏ qua trước khi đi phỏng vấn

  1. Em phân biệt cho anh/chị giữa validation và verification? Em đã làm loại nào?
  2. Những test level mà em đã test? Có những loại test level nào?
  3. Làm thế nào để viết test case hiệu quả, coverage tốt?
  4. Nếu dự án của em thiếu tài liệu thì em sẽ dùng phương pháp test nào?
  5. Làm thế nào em tìm ra hết được bug?
  6. Em biết loại test type nào? Em đã dùng những loại test type nào?
  7. Thế nào là shift left testing? Ưu nhược điểm của nó là gì? Những ví dụ thực tế của việc shift left testing
  8. Phân biệt QA và QC?
  9. Em có kinh nghiệm làm việc với những mô hình phát triển nào rồi? Đặc điểm của từng mô hình này?
  10. Phân biệt priority và severity?
  11. Các hoạt động test bao gồm những hoạt động nào? Output của nó là gì? Em tham gia những hoạt động test nào? Process phức tạp nhất em từng tham gia bao gồm những hoạt động nào?
  12. Tại sao phải test sản phẩm phần mềm?
  13. Tester khi làm dự án thì cần teamwork như thế nào?
  14. Các kiến thức cần có của một tester là gì? Em thấy mình làm tốt những kỹ năng không?

Câu trả lời

Câu 1. Validation là quá trình Xác minh phần mềm được phát triển đúng theo theo các yêu cầu thiết kế, còn Verification đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng đúng yêu cầu và mong đợi của khách hàng hoặc người dùng cuối. Trong quá trình làm việc, ngoài việc test ứng dụng theo design, spec thì bản thân phải đặt mình vào vị trí của end user để đảm bảo nó phục vụ đúng và hợp lý với đối tượng người dùng. Vì nó là yêu cầu cơ bản của tester nên em/chúng ta vẫn dùng nó trong công việc test hàng ngày

Câu 2. Theo istqb thì sẽ có các test levels:

  • Unit test: dev sẽ thực hiện white box test hàm, class, module
  • Component integration testing: dev hoặc test sẽ test cho việc tích hợp giữa các màn hình hoặc module, services hoạt động chính xác
  • System test: Kiểm thử toàn bộ hệ thống phần mềm đảm bảo hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chức năng và phi chức năng
  • System integration testing: Thực hiện test hệ thống đảm bảo hoạt động chính xác khi các thành phần tích hợp với nhau.
  • Acceptance testing: Thực hiện test cuối cùng để xác định xem phần mềm có đáp ứng yêu cầu và tiêu chí của người dùng hay không

Ngoài unit test do dev thực hiện thì những level test còn lại thì sẽ do tester test, tuỳ công ty sẽ thực hiện các nhiều hay ít level test khác nhau, các công ty cũ của em dùng loại…,công ty của em hiện tại thì dùng level….

Câu 3: sử dụng các kỹ thuật test, để tối thiểu số lượng test case nhưng độ bao phủ vẫn đảm bảo như các kỹ thuật như BVA, EP, decision table, state transaction và các kỹ thuật white box. Với kỹ thuật white box thì dev sẽ là người thực hiện

Câu 4: Theo istqb, nếu tham gia một dự án không có nhiều tài liệu, thiếu tài liệu thì tester dùng experience based, cụ thể là exploratory testing (test khám phá). Tester sẽ vừa tìm hiểu, vừa test đồng thời.

Exporatory còn được dùng khi dự án cần nhanh, gấp. Kỹ thuật này yêu cầu người test phải có nhiều kinh nghiệm test và các kỹ năng test tốt

Mọi người lưu ý là câu hỏi, câu trả lời theo nội dung istqb. Một số trường hợp thực tế sẽ kết hợp những cách xử lý khác nhau như khi test có thể hỏi những người từng làm dự án, so sánh các hệ thống với nhau…
Câu 5: Một trong 7 nguyên tắc của tester (tham khảo 7 nguyên tắc test) là dù bạn ko thể tìm ra đc 1 bug nào nữa thì nó cũng ko chứng tỏ là hệ thống hết bug (tên cũ là tìm hết bug là ko thể). Nên việc nói rằng là hệ thống ko còn bug nào ko phải là mong muốn đúng đắn từ cấp quản lý và việc tester chúng ta tìm hết bug là ko thể. Việc test và tìm thấy bug chỉ đảm bảo giảm rủi ro về lỗi, giảm bug khi bàn giao cho khách hàng

Câu 6: Theo istqb thì có các loại test type sau:

  • Functional testing
  • Non-functional testing
  • Black-box testing
  •  White-box testing
Nếu mình làm performace test thì cách trả lời sẽ là: em làm nonfuctional test là chủ yếu
Còn nếu thuần manual/auto/fullstack thì đương nhiên sẽ là blackbox testing cho functional là chủ yếu, ngoài ra thì có nonfunctional như usability, compatibility (cross browsers)
Vế sau là gợi ý thôi còn bạn làm gì thì bạn trả lời theo hoàn cảnh thực tế nha
Câu 7:
– Theo trục thời gian thì bên phải là muộn, trái là thời điểm gốc. Shift left là bê các hoạt động test về bên trái, về sớm, về gốc bắt đầu trong quy trình phát triển phần mềm. Ví dụ như hoạt động review spec/user story, review design, review code, CI…
– Ưu điểm là bug phát hiện sớm thì giảm chi phí, giảm rủi ro, thời gian để sửa lỗi sau này. Nhược điểm là cần đào tạo, cần thay đổi mindset, thói quen và đôi khi cũng rất tốn kém khi bắt đầu build quy trình
Câu 8: Các bạn tham khảo bài viết phan-biet-qa-va-qc
Các câu hỏi còn lại đơn thuần là kiến thức lý thuyết cơ bản trong istqb (download tài liệu để tham khảo) và môi trường làm việc tại công ty đang làm nên các bạn tự tìm hiểu thêm hoặc để lại bình luận mình sẽ rep nha

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *