Những ưu điểm của Jira

1) JIRA QUẢN LÝ MỌI THỨ VỚI ISSUE

Do Jira đưa tất cả vào trong issue nên trên Jira, để báo cáo lỗi chúng ta sẽ tạo 1 issue có kiểu là ‘Bug’
Indicates if a defect is found in a test or production environment.

2) TẤT CẢ CÁC LỖI CẦN CÓ CÁC THÔNG TIN SAU:

  • ID lỗi
  • Tiêu đề lỗi
  • Mô tả lỗi (các bước thực hiện)
  • Môi trường test (chrome/firefox/android/ios…)
  • Hình ảnh/video đính kèm
  • Mức độ nghiêm trọng
  • Assign lỗi cho 1 cá nhân nào đó
  • Status

Tất cả các thông tin được hiển thị để báo cáo lỗi hiệu quả
Có 2 thông tin mà không hiển thị trên ảnh:
  • ID lỗi
  • Status
2 thông tin đó được tự động tạo bởi Jira. Tất cả các issue đều có ID duy nhất do Jira tự tạo ra. Status của tất cả các issue khi mới khởi tạo là ‘Todo’ hoặc ‘New’
Do đó, tất cả các thành phần chung của báo cáo lỗi cũng hiển thị sẵn trên Jira. Có 1 số trường khác có thể sử dụng tuỳ theo từng tổ chức như: nhãn (labels), link lỗi (linking defects), thời gian ước lượng (estimating efforts)

3) VÒNG ĐỜI LỖI

Tất cả các trạng thái của vòng đời bug được thể hiện theo hình.
Vòng đời có thể được tạo dễ dàng bởi admin Jira tại công ty tuỳ theo nhu cầu sử dụng bao nhiêu loại status

4) COMMENT VÀ TRAO ĐỔI VỚI DEV TEAM

Trong issue, tất cả các hành động như cập nhật, comment…đều được cập nhật trong activity log. Nó cho phép việc tương tác với team phát triển dễ dàng hơn

5) LIÊN KẾT LỖI TỚI REQUIREMENT

Trong Jira cho phép liên kết các issue với nhau. Nếu như 2 lỗi giống nhau được báo cáo lên Jira thì có liên kết là trùng lặp.
Tương tự, nếu 1 lỗi có liên quan tới requirement hoặc gây block requirement thì chúng ta có thể chọn giá trị liên kết tương ứng giữa chúng
Kết quả liên kết giữa các issue sẽ hiển thị trong danh sách các issue
Nguồn: softwaretestinghelp

2 thoughts on “Những ưu điểm của Jira

  1. Pingback: Tạo bug trên Jira thế nào? - WeTest.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *